Logistics là gì? Vai trò và các dịch vụ logistics phổ biến nhất
Trong một thế giới kinh doanh không ngừng phát triển, quá trình điều phối, quản lý và vận hành các hoạt động liên quan đến hàng hóa và dịch vụ trở thành một yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công. Đó chính là nhiệm vụ của logistics!
Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Mời bạn đọc bài viết “Logistics là gì?” Để hiểu rõ hơn cách mà nó giúp tạo ra sự tương tác mượt mà giữa các bộ phận của doanh nghiệp và khách hàng.
Logistics là gì?
Logistics là ngành gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện tại. Logistics là một ngành học và ngành công nghiệp liên quan đến quá trình tổ chức và quản lý sự di chuyển của hàng hóa từ điểm khởi đầu đến điểm đích một cách hiệu quả và kinh tế. Nó bao gồm các hoạt động như:
- Lưu trữ
- Đóng gói
- Vận chuyển
- Quản lý kho
- Quản lý đơn hàng
- Xử lý thông tin liên quan.
Vai trò của dịch vụ logistics là gì trong kinh doanh?
Khi môi trường thương mại càng đa dạng, cạnh tranh phức tạp và biến đổi nhanh chóng, logistics không chỉ là một phần trong hoạt động kinh doanh, mà còn là “chìa khóa” để mở ra cánh cửa thành công cho doanh nghiệp trong tương lai nhờ một số vai trò chính dưới đây:
Quản lý chuỗi cung ứng
Trong việc quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ nguồn cung cấp đến khách hàng là một trong những vai trò chủ đạo của logistics, nó bao gồm nhiều hoạt động như:
- Xác định yêu cầu
- Đặt hàng
- Quản lý kho
- Vận chuyển
- Xử lý đơn hàng.
Những ảnh hưởng tích cực của logistics đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhờ vào những công việc này, logistics giúp đảm bảo sự liên kết đồng bộ giữa các bước trong quá trình cung ứng, đảm bảo sự hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
Đảm bảo sự di chuyển hiệu quả
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích, logistics chịu trách nhiệm đảm bảo việc này diễn ra một cách suôn sẻ và đúng tiến độ, bao gồm các quy trình:
- Chọn phương tiện vận chuyển
- Quy hoạch đường truyền
- Lập kế hoạch vận chuyển
- Theo dõi quá trình di chuyển.
Thông qua những hoạt động trên, logistics cam kết hàng hóa được chuyển giao đúng thời gian, tránh trục trặc và hạn chế sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Quản lý kho và hàng tồn kho
Để hàng hóa được lưu giữ một cách an toàn, tiện lợi trong việc tìm kiếm và sẵn sàng phục vụ khách hàng khi cần thiết, logistics chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình sau:
- Lưu trữ
- Đóng gói
- Kiểm kê
- Quản lý hàng tồn kho.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý kho chuyên nghiệp, logistics giúp giảm thiểu tổn thất và thiếu sót hàng hóa, đồng thời tăng cường hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
Xử lý thông tin và quản lý đơn hàng
Logistics xử lý thông tin liên quan đến đơn hàng, bao gồm:
- Xác nhận đơn hàng
- Địa chỉ vận chuyển
- Hóa đơn
- Các tài liệu liên quan khác.
Ngành Logistics hỗ trợ tốt trong việc quản lý thông tin đơn hàng.
Điều này đảm bảo rằng thông tin đúng và đầy đủ được gửi đi và nhận lại một cách chính xác.